Du lịch biển mà lại nhức đầu, chóng mặt thậm chí nôn mửa vì say sóng thì chuyến đi sẽ kém phần thú vị. Một số mẹo sau có thể giúp bạn.

1. Chọn thời tiết tốt

Khi thời tiết thay đổi, biển động sẽ khiến bạn mệt mỏi và dễ bị say sóng. Tốt nhất nên tìm hiểu thời tiết trước khi chuẩn bị chuyến đi biển, không nên đi khi thời tiết xấu, tránh mùa mưa bão, biển động, sóng lớn. Cũng giống như máy bay, những lúc thời tiết xấu tàu thường chòng chành, rung lắc nhiều hơn, kéo theo đó là cảm giác lo sợ, yếu tâm lý sẽ khiến cho bạn dê dàng bị cơn say sóng quật ngã.

Vẻ đẹp hoang sơ của bãi Đầm Trầu

Ngoài ra, việc ngồi xe, ngồi thuyền hay phi cơ vào buổi tối được ghi nhận là ít làm say sóng hơn ban ngày.

2. Mẹo chọn tàu và vị trí ngồi

Nếu đi trên biển dài ngày, bạn nên chọn những loại tàu lớn, ở tầng thấp sẽ giảm được tỷ lệ say sóng, bạn nên nhớ tàu càng lớn thì càng ‘đằm’, đi êm hơn và khiến bạn thoải mái hơn, không bị chòng chành như tàu nhỏ. Bạn cũng nên tránh những khu vực nặng mùi hoặc có mùi xăng dầu, tránh chỗ có người đang bị say sóng.

meo-di-bien-cho-nhung-nguoi-say-song-1-ivivu

Hãy ngồi ở khoang giữa của tàu, đừng ra mũi tàu, bạn sẽ cảm thấy “an toàn” hơn bởi đây là nơi thân tàu ít chuyển động so với phần mũi hay đuôi tàu. Nên ngồi ngược với hướng tàu chạy, tránh xa chỗ có mùi xăng, dầu.

3. Chú ý đôi mắt

Bạn hay bị say sóng nhất khi chuyên chú nhìn vào một vật cứ lắc lư tới lui theo những chuyển động không đoán trước được. Chẳng hạn như việc đọc sách báo trên xe. Tờ báo cứ di chuyển theo nhịp chuyển động của xe, và mắt bạn cứ phải chuyển động theo để có thể đọc. Từ kết quả này, bạn có thể tìm ra những điểm nhìn ít tạo say sóng nhất cho đôi mắt. Những điểm này thường ở thật xa, vô tận, chẳng hạn như cụm mây xanh trên trời, con đường hun hút trước mặt, đỉnh núi tuyết ở đằng xa… Nên thả mắt nhìn xa, không đọc sách, báo, máy tính cá nhân, chơi game trên tàu… Theo bác sĩ Rafael (Mỹ), việc nhìn ở xa như vậy giúp cho tín hiệu ở mắt và ở cơ quan cảm nhận tín hiệu trong tai bạn thống nhất với nhau.

doc-bao

Theo bác sĩ Roderic, chuyên khoa về bệnh say sóng tại Oregon, nguyên nhân chủ yếu gây say sóng là do hình ảnh thu nhận được từ hai bên góc mắt. Thí dụ, khi bạn ngồi xe, mắt nhìn thẳng, nhưng vẫn biết được bên phải hoặc bên trái có hai hàng cây chạy thụt lùi về phía sau. Đó chính là hình ảnh làm bạn say sóng nhiều nhất. Hãy dùng hai tay che hai bên thái dương (giống như hai miếng da nhỏ thường dùng bịt hai mắt con ngựa) để mắt không còn nhìn thấy những cảnh vật chạy thụt lùi đó nữa, chỉ chăm chú nhìn phía trước.

4. Đi lại trên tàu

Nhiều người có kinh nghiệm đi biển khuyên rằng khi di chuyển trên tàu, tốt nhất hãy cảm nhận theo bước sóng, đi theo bước sóng, tức là khi con sóng xuống, thì bạn nhấc bước chân đầu tiên. Bạn nên chỉ nhìn ra xa hướng chân trời, tránh nhìn xuống dòng nước chảy hoặc những vật thể gần tàu. Đừng ngồi trong cabin tàu mà hãy lên boong để hít không khí trong lành và có tia nhìn xa hơn bạn nhé!

Nên đi lại trên boong tàu nhé! Ảnh: Mixtourist

5. Giữ ấm cơ thể

Để tránh những cơn gió biển, bạn nên giữ ấm cơ thể, có thể giúp tăng khả năng đề kháng chống lại những cơn say sóng. Bạn có thể mặc thêm áo, choàng thêm khăn hoặc đội nón để giữ ấm cơ thể.

ivivu1

6. Không để quá đói

Nhiều người lầm tưởng việc để bụng đói sẽ không bị nôn mửa. Đó là quan niệm thật sai lầm, bạn nên ăn lót dạ nhưng không nên ăn quá no, tránh thức ăn bị dội ngược lên thực quản. Nên ăn thức ăn nhẹ, đồ khô như bánh mì, bánh bao, khoai lang… và đừng nên ăn những thứ gì có nước, nhiều dầu mỡ hoặc uống nước có ga, chất kích thích, các loại quả có chứa acid như nước cam, nước bưởi.

Việc uống rượu quá nhiều cũng làm cho bạn đi đứng ngả nghiêng. Cơ thể lúc đó vừa bị mất thăng bằng do men rượu, vừa bị mất thăng bằng do chuyển động của tàu hay xe đang ngồi. Ảnh hưởng kép của cả hai sẽ làm cơn nôn mửa đến dễ dàng hơn.

 Dim sum món ăn nổi bật của ẩm thực Hồng Kông.

7. Mẹo uống nước gừng

Một bài thuốc dân gian khó có gì hữu hiệu hơn đó là uống nước gừng nóng. Nó có khả năng giữ ấm cơ thể và chống được cơn say sóng. Nên mang theo bên mình vài lát gừng tươi, hay ăn kẹo gừng, mứt gừng trong suốt chuyến đi, bạn có thể yên tâm tận hưởng vẻ đẹp của biển cả.

meo-di-bien-cho-nhung-nguoi-say-song-2-ivivu

8. Chuẩn bị thuốc chống say

Thuốc say sóng vẫn còn là vật không thể thiếu trong hành trang của người có tiền sử say sóng. Có các dạng thuốc uống, thuốc tiêm và cao dán. Nếu uống, phải uống sớm khi bạn đã ăn một chút gì vào bụng. Còn nếu dùng thuốc dán, nên dán bên dưới vành tai, vài tiếng trước khi lên tàu.

thuoc-chong-non

9. Đeo vòng chống nôn

Hãy đeo một chiếc vòng chống nôn (Sea bands) vào cổ tay khi lên tàu. Chiếc vòng này sẽ làm tăng sức nén lên phần mạch cổ tay có liên đới đến sự buồn nôn. Đây không phải là thuốc nên nó an toàn cho tất cả mọi người.

10. Giữ cho tinh thần thật thoải mái

Bạn sẽ cảm thấy tình trạng say tàu càng tồi tệ hơn nếu như bạn luôn cho rằng bạn sẽ bị say tàu, ngay kể cả khi bạn chưa đi tàu nhưng vẫn nghĩ đến những cảnh tượng say tàu “hãi hùng”. Thay vào đó, bạn cần có sự chuẩn bị thật tốt về tâm lý, đừng nên nghĩ đến việc say tàu, hãy nghĩ đến việc bạn sẽ được hòa mình vui đùa cùng những con sóng biển, sẽ được khám phá những điều thú vị mà trước đó bạn chưa từng có cơ hội.

Nên nhớ rằng yếu tố tình thần rất quan trọng vì nếu bạn luôn có tâm lý bi quan, tiêu cực rằng bạn sẽ bị say xe thì cơn say sẽ càng dễ tìm đến bạn hơn.

Tổng hợp