Trung Thu là một trong những dịp lễ hội được mong đợi nhất tại Việt Nam và nhiều nước châu Á khác do có những nét tương đồng đặc biệt về văn hóa. Tuy nhiên phong tục và ý nghĩa của ngày lễ Trung Thu ở mỗi quốc gia lại khác nhau.

Nhật Bản
Nhật Bản cũng chào đón lễ Trung Thu vào ngày 15/8 âm lịch hàng năm và có tên gọi là Otsukimi (lễ hội ngắm trăng). Được tổ chức tại đất nước mặt trời mọc từ hơn 1000 năm trước, Otsukimi nhằm tôn vinh mặt trăng trong mùa thu, thời điểm mặt trăng tròn nhất.

Nếu như người Việt cho rằng mặt trăng có cây đa, chú Cuội, Hằng Nga, thì người Nhật lại là thỏ ngọc. Chính vì vậy bánh Trung Thu của người Nhật là Tsukimi Dango thường có hình thỏ ngọc và được xếp chồng lên nhau theo hình tháp.

Vào lễ hội này, người Nhật thường tổ chức ngắm trăng tại những nơi có thể nhìn thấy trăng tròn, sáng tỏ nhất và ăn những món ăn cổ truyền. Người dân bày bánh thành một mâm lớn, để trước thềm để vừa có thể ngắm trăng vừa ăn.

Đặc biệt, trẻ em Nhật Bản rước đèn cá chép trong các hội thưởng trăng. Đứa trẻ nào cũng có đèn cá chép kể từ khi lọt lòng mẹ vì cá chép tượng trưng cho lòng can đảm, nhất là đối với các bé trai.

Thái Lan

Người Thái Lan gọi Tết Trung thu là ” Lễ cầu Trăng”, và cũng tổ chức ngày 15.8 âm lịch hàng năm. Vào dịp này, trên khắp đất nước Thái Lan, người ta tổc chức lễ cúng trăng. Tất cả mọi người sẽ ngồi quây quần bên bàn thờ để cầu nguyện những điều tốt đẹp.

Theo truyền thống của Thái Lan, bên cạnh bánh trung thu, bưởi là loại trái cây không thể thiếu trong mâm cỗ truyền thống bởi người Thái tin rằng bưởi tượng trưng cho sự viên mãn, sum vầy.

Hàn Quốc

Tết Trung Thu ở “xứ củ sâm” có tên gọi là tết Chuseok (lễ tạ ơn) đây là lễ hội mừng mùa bội thu và cảm tạ tổ tiên của người Hàn Quốc. Vào dịp này, những người đi xa đều quay trở về quê hương để đoàn tụ và cùng thưởng thức những món ăn truyền thống như bánh songpyeon (bánh gạo có hình trăng lưỡi liềm) và uống rượu sindoju.

Vào dịp này, người dân hàm quốc sẽ làm cỗ để cúng tổ tiên, và đặc biệt, chỉ người con trai mới được sắp cỗ. Một mâm cỗ cũng thường khá cầu kỳ, được chia làm 5 tầng: bánh songpyeon, canh thịt bò và rượu, cá hấp, nến , kẹo và hoa quả.

Trung Thu cũng là dịp đi tảo mộ của người Hàn Quốc. Họ thường tới thăm mộ tổ, dọn cây dại và làm sạch khu vực quanh mộ, sau đó dâng thức ăn, đồ uống truyền thống lên tổ tiên.

Campuchia

Không giống nhiều quốc gia châu Á khác, người Campuchia không ăn mừng lễ Trung Thu vào tháng 8 âm lịch mà thực hiện vào giữa tháng 12 theo Phật Lịch của đất nước này. Lễ hội này có tên là “bái nguyệt tiết”, tức ‘Lễ hội vái lạy mặt trăng” để cầu nguyện phước lành đến với mọi người. Khi ánh trăng vừa nhô lên khỏi những tán cây, người dân nước này sẽ bái nguyệt với tất cả lòng thành của mình.

Lễ vật cúng trăng gồm có hoa tươi, súp sắn, gạo dẹt, nước mía. Sau khi bái nguyệt xong, mọi người sẽ lấy gạo dẹt nhét vào miệng trẻ con, nhét đến khi nào không thể nhét được nữa mới thôi. Vì người Cam-pu-chia quan niệm rằng việc làm đó sẽ cầu cho trẻ nhỏ được ăn uống dư dả, cuộc sống sung túc, viên mãn sau này.
Trung Quốc

Tết Trung Thu của Trung Quốc được tổ chức vào ngày 15/8 và được gọi với nhiều cái tên như Thu tiết, Bát Nguyệt tiết, Bát Nguyệt Hội, Nguyệt tiết… Người Trung Quốc rất xem trọng sự sum họp, đoàn viên của gia đình trong dịp Tết Trung Thu. Họ thường tổ chức múa rồng lửa để cầu mong sự may mắn, thịnh vượng.

Bánh nướng và bánh dẻo là hai loại bánh không thể thiếu trong mâm cỗ Trung Thu của người Trung Quốc. Bánh thường mang hình tròn tượng trung cho sự đoàn viên, viên mãn.
Nguồn: Internet